Tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở gà con và cách phòng tránh hiệu quả

Sau đây là danh sách một số bệnh thường gặp ở gà con trong giai đoạn 4 tuần tuổi đầu đời. Biết được các bệnh này, bà con sẽ biết cách chăm sóc đặc biệt để đảm bảo gà có thể phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng ổn định và hạn chế các nguy cơ nhiễm bệnh.

Tìm hiểu những nguyên nhân có thể gây bệnh ở gà con

  • Lựa chọn chất lượng giống gà không đảm bảo, mắc các bệnh từ gà mẹ hoặc gà bố.
  • Quy trình ấp trứng không đúng kỹ thuật khiến gà con khi vừa mới nở ra đã mắc một số bệnh lý, từ đó khiến gà có sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh.
  • Quá trình vận chuyển gà con từ trại giống về chuồng để nuôi theo đàn, nuôi thả vườn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
  • Bà con nuôi gà theo đàn với mật độ cao cũng là lý do dẫn đến một số bệnh thường gặp ở gà con.
  • Không vệ sinh kỹ chuồng trại, các dụng cụ ăn uống không được khử khuẩn và dụng cụ chăn nuôi không đạt chuẩn cũng có thể khiến gà dễ bị mầm bệnh tấn công.
  • Gà không được tiêm vắc xin đúng giai đoạn, đúng liều lượng,…
  • Thức ăn cho gà con không đảm bảo dinh dưỡng, không đảm bảo vệ sinh,…
Xem Thêm  Gà cựa nhật nguyệt – Có phải chiến kê trăm trận trăm thắng?
Tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số bệnh thường gặp ở gà con
Tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số bệnh thường gặp ở gà con

Tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở gà con và cách khắc phục cụ thể

Cùng đá gà trực tiếp tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở gà con cũng như cách khắc phục của từng loại bệnh cụ thể.

Gà con bị yếu, nặng bụng ngay từ khi mới sinh

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này đó là bà con sử dụng các loại trứng lâu ngày để ấp trứng khiến phôi gà yếu, phát triển chậm hơn so với bình thường. Từ đó dẫn đến tình trạng quá trình gà nở diễn ra muộn, không đồng đều, khó kiểm soát.

Sau khi nở ra gà con, những chú gà trong các trang trại này thường có tình trạng dính bết lông, gà yếu, nặng bụng. Thậm chí có tỷ lệ chết cao, chỉ sau vài ngày.

Cách khắc phục cơ bản nhất đối với căn bệnh này ở gà con đó là bà con phải kiểm soát kỹ chất lượng trứng trước khi sử dụng để ấp. Ngoài ra, kiểm soát quy trình ấp sao cho đảm bảo đúng kỹ thuật.

Bệnh chân ngắn, cánh ngắn ở gà con

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này ở gà con đó là phôi bị biến dạng, từ đó khiến cho phần sụn và xương của phôi gà con không phát triển hoặc phát triển kém. Khi gà con mắc bệnh này, biểu hiện dễ nhận thấy nhất đó là chân yếu, cánh ngắn, gà có phần đầu to hơn bình thường, lông bết dính,…

Xem Thêm  Tổng hợp 4 mô hình nuôi gà chọi đem lại giá trị kinh tế cao

Để khắc phục vấn đề này, bà con cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất cho gà bố mẹ được chọn làm giống. Ngoài ra  bà con còn cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng cho gà mẹ bằng các loại vitamin, khoáng chất như Azym acimin, Via Millac, B complex K3 + C đậm đặc, Ulyte Vit C,…

Bệnh khoèo chân là một trong số các bệnh thường gặp ở gà con

Bệnh khoèo chân thường gặp ở những con gà vừa nở với dấu hiệu rõ ràng đó là các khớp xương ở chân bị sưng, lệch khớp. Điều này khiến gà con không thể di chuyển bình thường mà phải đi bằng khuỷu chân (đi bằng gối).

Cách khắc phục một số bệnh thường gặp ở gà con này theo khuyến cáo của các chuyên gia đó là bổ sung thêm chất khoáng và vitamin vào khẩu phần ăn, như Mangan, axit folic, vitamin H và vitamin B12,…

Nhắc đến một số bệnh thường gặp ở gà con, không thể không nhắc đến bệnh khoèo chân
Nhắc đến một số bệnh thường gặp ở gà con, không thể không nhắc đến bệnh khoèo chân

Bệnh động kinh là bệnh thường gặp ở gà con

Bà con có thể dễ dàng nhận biết gà con mắc bệnh này ngay từ khi mới nở thông qua biểu hiện gà có hoạt động hỗn loạn, nháo nhác, thường ngả đầu về phía sau, phần mặt ngửa lên trời,… Khi mắc bệnh này, gà sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống, từ đó dẫn đến kiệt sức và chết nhanh.

Bệnh bết dính lông khi nở ở gà con

Bệnh bết dính lông sẽ xảy ra khi gà bắt đầu mổ vỏ, bị sát vỏ, có chất dịch vàng xuất hiện dính, bịt kín mũi và mỏ của gà con. Từ đó khiến cho gà không thở được, bị chết ngạt. Đối với những con gà còn sống thì sẽ xuất hiện hiện tượng bết dính lông, lông lâu khô, gà chậm mọc lông.

Xem Thêm  Welcome to Flatsome

Bệnh này có thể khiến gà chậm lớn, thậm chí không lớn nên bà con cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho gà mẹ, bổ sung đủ các loại vitamin, khoáng chất cần thiết.

Một số biện pháp phòng tránh các bệnh thường gặp ở gà con

  • Chuẩn bị khu vực chuồng úm đúng kỹ thuật trước khi gà nở.
  • Tiến hành vệ sinh, sát khuẩn khu vực chuồng trại và ngoài ra còn phải đảm bảo dụng cụ chăn nuôi được khử trùng định kỳ.
  • Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng úm phù hợp với điều kiện thời tiết ở môi trường bên ngoài. Vì lúc mới sinh, thể trạng sức khỏe của gà còn yếu nên cần được chăm sóc kỹ.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho gà bố mẹ được lựa chọn làm giống. Sau khi gà nở, bà con vẫn phải xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng của gà con,…
  • Tiêm vacxin cho gà con theo định kỳ theo khuyến cáo của bộ y tế cho đến khi gà trưởng thành.
Hướng dẫn các phương pháp phòng một số bệnh thường gặp ở gà con
Hướng dẫn các phương pháp phòng một số bệnh thường gặp ở gà con

Trên đây là tất cả thông tin chia sẻ của đá gà Thomo muốn chia sẻ cho bà con liên quan đến nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng một số bệnh thường gặp ở gà con. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ có ích, giúp bà con sở hữu được đàn gà khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *